Tiểu sử Tập Cận Bình

Tập lúc 5 tuổi (trái) với em trai Tập Viễn Bình (giữa) và cha ông Tập Trọng Huân (phải) năm 1958

Tập Cận Bình sinh ngày 15 tháng 6 năm 1953 tại Bắc Kinh, là con trai của cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân và vợ của ông là Tề Tâm. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được Mao Trạch Đông thành lập vào năm 1949, cha của Tập được giữ một loạt các chức vụ quan trọng, bao gồm Trưởng ban tuyên truyền, Phó thủ tướng, và phó chủ tịch của Quốc hội Trung Quốc.[5] Tập có hai người chị, Kiều Kiều (tiếng Trung: 桥桥), sinh năm 1949 và An An (tiếng Trung: 安安), sinh năm 1952. Cha của Tập đến từ Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, và Tập có dòng dõi xa xưa đàng nội từ Xiying ở Đặng Châu, Hà Nam.[6][7]

Tập đã đến học tại trường tiểu học 101 Bắc Kinh trong những năm thập kỉ 60. Ở đó, ông nảy sinh tình bạn thân thiết với Lưu Hạc, người sau này trở thành phó chủ tịch Trung Quốc và một cố vấn thân cận của Tập sau khi ông trở thành lãnh đạo tối cao của Trung Quốc. Năm 1963, khi ông 10 tuổi, cha ông bị tước chức vụ Đảng và phải tới làm việc trong một công ty ở Lạc Dương, Hà Nam. Tháng 5 năm 1966, Cách mạng văn hóa đã làm gián đoạn thời gian ngắn việc học trung học của Tập khi tất cả các lớp trung học bị ngừng lại để tập trung vào việc học sinh chỉ trích và chống lại những thầy giáo của họ. Những hồng vệ binh trẻ tuổi đã lục lọi gia đình nhà Tập và một người chị của ông, Tập Hà Bình đã bị giết. Sau đó mẹ của ông bị ép để đấu tố công khai cha của ông, và Tập Trọng Huân bị đưa đi diễu hành trước đám đông với tư cách là một kẻ thù của cách mạng. Cha ông sau đó bị đưa vào tù năm 1968 khi Tập Cận Bình mới 15 tuổi. Không có sự bảo vệ của cha, Tập đã bị gửi tới làm việc ở làng Lương Gia Hà, thị trấn Wen'anyi, Diên Xuyên, Diên An, Thiểm Tây trong năm 1969 trong Phong trào xuống Nông thôn của Mao Trạch Đông. Ông đã làm việc như Bí thư đảng ủy của Lương Gia Hà, tại đó ông đã sống trong một hang động. Sau một vài tháng, không thể cầm cự nổi cuộc sống ở nông thôn, ông đã trốn về Bắc Kinh. Ông bị bắt trong một cuộc vây bắt những người đào ngũ từ nông thôn và được đưa tới một trại lao động để đào kênh mương.[8][9]

Sau khi bị từ chối 7 lần, Tập đã gia nhập Phong trào Liên minh cộng sản trẻ Trung Quốc năm 1971, một phong trào cộng sản dành cho người từ 14 tới 28 tuổi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông đã gặp lại cha mình vào năm 1972 nhờ Thủ tướng Chu Ân Lai cho phép. Từ năm 1973, ông đã ứng tuyển để gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc 10 lần và cuối cùng được chấp nhận ở lần ứng tuyển thứ 10 trong năm 1974.[10][11]

Từ năm 1975 tới 1979, Tập đã học ngành công nghệ hóa học tại Đại học Thanh Hoa với tư cách là một "Công nông binh học viên". Các kĩ sư chuyên ngành được dành khoảng 15% thời gian của họ nghiên cứu Chủ nghĩa Marx, Chủ nghĩa Lenin, Tư tưởng Mao Trạch Đông và 5% của họ làm việc đồng áng và "học hỏi Quân đội Giải phóng Nhân dân".[12]

Từ năm 1979 đến 1982, Tập phục vụ như một thư ký cho người từng là cấp dưới của cha ông là Cảnh Tiêu, ông này sau là phó chủ tịch và tổng thư ký Ủy ban quân sự trung ương. Điều đó đã làm cho Tập thu được một vài nền tảng kiến thức quân sự. Trong năm 1985, ông là thành viên của một phái đoàn người Trung Quốc tới Hoa Kỳ để nghiên cứu nông nghiệp, ông ở trong một gia đình người Hoa Kỳ, họ đã sống ở một thị trấn của thành phố Muscatine, Iowa. Chuyến đi này, và hai tuần của ông ở với gia đình người Hoa Kỳ, được xem là đã có một ấn tượng lâu dài với ông và những quan điểm của ông đối với nước .

Năm 1982, ông được phái tới huyện Chính ĐịnhHà Bắc làm phó bí thư của huyện Chính Định. Ông được bổ nhiệm vào năm 1983 cho chức bí thư, trở thành quan chức hàng đầu của huyện. Tập sau đó phục vụ ở 4 tỉnh trong sự nghiệp chính trị địa phương của ông: Hà Bắc (1982-1985), Phúc Kiến (1985-2002), Chiết Giang (2002-2007), và Thượng Hải (2007). Tập đã giữ những vị trí công tác trong Đảng bộ thành phố Phúc Châu và trở thành chủ tịch Đảng bộ ở Phúc Châu vào năm 1990. Nam 1997, ông được bổ nhiệm làm thành viên dự khuyết của Ủy viên trương Đảng cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 15. Tuy nhiên, trong số 151 thành viên dự khuyết của Ủy ban trung ương được bầu tại Đại hội Đảng thứ 15, Tập đã nhận được số phiếu bầu thấp nhất, đặt ông cuối cùng trong xếp hạng các thành viên, trên danh nghĩa do địa vị của ông như một "tập ấm".

Từ năm 1998 tới 2002, Tập đã học lý thuyết chủ nghĩa Marx và tư tưởng giáo dục ở Đại học Thanh Hoa, đã tốt nghiệp tại trường này với một bằng tiến sĩ luật và hệ tư tưởng vào năm 2002. Năm 1999, ông được bổ nhiệm Phó chủ tịch của Phúc Châu, sau đó ông trở thành chủ tịch thành phố này một năm sau đó. Ở Phúc Châu, Tập đã thực hiện những nỗ lực để thu hút đầu tư từ Đài Loan và củng cố kinh tế khu vực tư nhân của tỉnh. Vào tháng 2 năm 2000, ông và Bí thư đảng ủy lúc đó là Chen Mingyi được triệu tập trước những thành viên cấp cao của Ủy ban thường trực bộ chính trị TW Đảng của Đảng cộng sản Trung Quốc- gồm tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Chu Dung Cơ, phó chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Bí thư thanh tra kỉ luật Wei Jianxing -để giải thích các khía cạnh của vụ scandan Yuanhua.

Năm 2002, Tập Cận Bình rời Phúc Kiến và đảm nhiệm những vị trí công tác chính trị ở tỉnh bên cạnh là Chiết Giang. Ông cuối cùng đảm nhiệm vị trí bí thư đảng ủy tỉnh này sau nhiều tháng giữ chức quyền chủ tịch, chiếm một vị trí công tác cao nhất cấp tỉnh cho lần đầu tiên trong sự nghiệp. Năm 2002, Tập được bầu thành một thành viên chính thức của Ủy ban trung ương lần thứ 16, đánh dấu sự thăng tiến bước vào sân khấu chính trị quốc gia. Trong khi ở Chiết Giang, Tập đã chịu trách nhiệm về báo cáo tốc độ phát triển trung bình 14 % mỗi năm. Sự nghiệp của ông ở Chiết Giang được đánh dấu với một thái độ nghiêm khắc và thẳng thắn chống lại những quan chức tham nhũng. Điều đó đã làm cho ông có danh tiếng ở trên truyền thông quốc gia và đã thu hút sự chú ý của những lãnh đạo cấp cao Trung Quốc.

Sau sự cách chức của Bí thư Thượng Hải Chen Liangyu vào tháng 9 năm 2006 do một vụ bê bối quỹ an ninh xã hội, Tập được chuyển đến Thượng Hải vào tháng 3 năm 2007 tại đó ông đã làm bí thư Đảng trong 7 tháng. Ở Thượng Hải, Tập đã ngăn các vụ tranh cãi và được biết đến cho việc tuyệt đối tuân theo kỉ luật đảng. Ví dụ, những lãnh đạo Thượng Hải cố để kiếm đặc ân từ ông bằng cách sắp đặt một chuyến tàu đặc biệt để ông di chuyển qua lại giữa Thượng Hải và Hàng Châu cho việc ông hoàn thành giao công việc của ông tới người kế tục chức bí thư Chiết Giang là Zhao Hongzhu. Tuy nhiên, Tập đã từ chối đi tàu, trích dẫn sự bắt buộc lỏng lỏng theo quy định của đảng rằng những chuyến tàu đặc biệt chỉ để dành riêng cho "những lãnh đạo quốc gia". Trong khi ở Thượng Hải, ông đã hoạt động về việc giữ sự thống nhất của sự tổ chức đảng ở địa phương. Ông đã cam kết tại Thượng Hải sẽ không xảy ra 'thanh lọc' trong thời gian ông nắm quyền, mặc dù thực tế có nhiều quan chức địa phương bị cho là bị liên can trong scandan Chen Liangyu tham nhũng. Trên hầu hết các vấn đề Tập phần lớn đã bắt chước đường lối của lãnh đạo trung ương.

Tập Cận Bình là Ủy viên Dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XV, Ủy viên Chính thức Ủy ban Trung ương Đảng các khoá XVI, XVII, XVIII, XIX, bắt đầu được bầu làm Ủy viên Trung ương khi được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Chiết Giang năm 2002. Tháng 10 năm 2007, tại Đại hội 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông được bầu làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương; được phân công kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương.[13]

Ngày 15 tháng 3 năm 2008, Tập Cận Bình được Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu làm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông được phân công làm Tổng Chỉ huy công tác tổ chức Olympic Bắc Kinh khai mạc lúc 8 giờ 8 phút tối ngày 8 tháng 8 năm 2008.

Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5, khóa 17, Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã bầu Tập Cận Bình giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương - đây là cơ quan chỉ đạo và quyết định mọi hướng đi của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.[14]

Ngày 15 tháng 11 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đã tiến hành phiên họp đầu tiên sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 và quyết định bầu ông làm Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ngày 14 tháng 3 năm 2013, Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở quốc gia này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tập Cận Bình //nla.gov.au/anbd.aut-an36706779 http://eng.belta.by/president/view/lukashenko-awar... http://www.cbc.ca/radio/thecurrent/the-current-for... http://www.wikileaks.ch/cable/2009/11/09BEIJING312... http://www.chinadaily.com.cn/china/19thcpcnational... http://www.chinadaily.com.cn/global/2019-06/14/con... http://vietnamese.cri.cn/20191126/5c343e1e-db2d-f9... http://www.qstheory.cn/zz/zgtsshzyll/201305/t20130... http://www.bbc.com/vietnamese/43365556 http://www.bbc.com/vietnamese/world-43262689